Đề bài: Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”
Bài làm
Tình yêu quê hương, đất nước là truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc Việt Nam. Tình yêu làng được thể hiện qua tất cả những hành vi, lời nói của cuộc sống bình thường. Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã tô đậm nét đẹp truyền thống ấy qua nhân vật ông Hai với tình yêu làng Chợ Dầu thiết tha, mặn nồng.
Kim Lân đã rất khéo léo khi đặt nhân vật của mình vào một hoàn cảnh đặc biệt. Giặc đến cướp làng và gia đình ông phải đi sơ tán ở một vùng đất khác. Dù không còn sống ở quê hương nhưng lòng ông vẫn luôn mong ngóng và nhớ về cái làng Chợ Dầu yêu quý của ông. Hằng ngày, ông đều đi hỏi thăm thông itn về Chợ Dầu, hỏi thăm về những người hàng xóm vẫn bám trụ để bảo vệ làng ông. Ông tự hào và hãnh diện về ngôi làng ấy lắm. Ngôi làng mà ai ai cũng gan dạ, dũng cảm và đặc biệt là tình yêu nước nồng nàn của họ. Ông nhớ làng, ông chán ghét cuộc sống ở cái nơi xa lạ này. Dù chiến tranh quyết liệt, cái chết bao vây nhưng ông vẫn khát khao được sống, được cống hiến cho làng Chợ Dầu cái nơi mà ông đã sinh ra và lớn lên.
Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai
Suốt những ngày đi tản cư, ông vẫn khắc khoải được trở về làng. Được trở về để cùng những người hàng xóm đào hào, đánh giặc. Ông đã không muốn đi, không muốn xa họ nhưng vì vợ vì con, ông phải bỏ lại tất cả. Để đến bây giờ, được sống ở một nơi an toàn hơn, ông lại luôn giằn vặt vì đã “ham sống” mà bỏ lại đồng đội vất vả và gian nan để bảo vệ quê nhà. Cuộc sống của ông Hai ở làng mới chẳng bao giờ được vui vẻ. Ông lúc nào cũng cau có và cáu gắt vợ con như thể chính họ đã bắt ông phải xa làng. Ông sống ở đây nhưng lòng lúc nào cũng hưỡng về Chợ Dầu.
Tình yêu làng của ông Hai còn được thể hiện qua những lần đi khoe khoang về làng của ông. Gặp ai ông cũng kế về những người hàng xóm gan dạ, dũng cảm, gặp ai ông cũng nói về lòng yêu nước sục sôi của quê mình. Ông tự hào, ông hãnh diện về điều đó. Và chính những trông ngóng về làng Chợ Dầu mới khiến ông có thể tiếp tục bám trụ ở nơi đây, chờ ngày được trở về làng.
Thế nhưng, nhà văn đã khéo léo đặt ông vào một biến cố. Đó là tin làng chợ Dầu Việt gian theo giặc. Ông đã sốc, đã choáng khi được cái hung tin ấy. Ông không tin vào tai mình, không tin vào thông tin ấy. Làng Chợ Dầu của ông sao có thể theo Tây bán nước. Sau khi nghe tin ấy, ông thấy hổ thẹn, thấy nhục nhã về ngôi làng mà bao lâu nay ông vẫn luôn tự hào. Ông trở về nhà, ông khong dám cười nói, không giám tự tại như trước nữa. Ông nhốt mình trong nhà bởi ông đâu còn mặt mũi nào mà gặp ai. Cái mác Việt gian như cứa sâu vào tấm lòng ông. Nó như một vết nhơ đè lên tình yêu làng, yêu nước sâu nặng của ông. Và rồi người ta sẽ cười nhạo, sẽ khinh thường tất cả những người hàng xóm đã anh dũng ở lại chiến đấu với giặc. Ông sợ hãi, ông không dám đối diện với ánh mắt của bất kì ai và đặc biệt là mụ chủ nhà. Mụ sẽ đuổi cả nhà ông đi vì ông là công dân của cái làng Việt gian. Chẳng ai còn muốn chứa chấp gia đình ông. Rồi vợ, rồi con ông sẽ không có nơi để trú ngụ. Ông căm ghét, căm ghét cái làng Chợ Dầu mà ông đã từng tự hào biết bao nhiêu.
Và rồi, tình yêu làng của ông Hai cũng được đền đáp khi ông nghe tin cải chính làng ông không theo giặc. Ông sung sướng đến tột cùng. Đi đâu ông cũng khoe “Tây nó đốt nhà tôi rồi các bác ạ. Đốt sạch, đốt nhẵn”. Mất nhà, ông không hề buồn mà trái lại ông lại vui như chưa từng được vui. Làng bị giặc đốt chứng tỏ làng không theo giặc. Ông đi khắp nơi để khoe khoang cái tin tốt lành ấy. Khuôn mặt rạng rỡ, tươi vui đã thay thế cho nét mặt buồn đau những ngày trước. Ông đi ra ngoài, mua bánh rán đường cho con. Ông sung sướng vì làng ông vẫn giữ được nét đẹp truyền thống đáng tự hào. Vậy là niềm tin của ông luôn đặt đúng chỗ. Làng Chợ Dầu của ông vẫn anh dũng kháng chiến, vẫn kiên cường chiến đấu với lũ giặc hung tàn. Người dân làng Chợ Dầu mãi mãi là những chiến binh dũng cảm, là những người đồng đội, đồng chí mà ông tin tưởng và tự hào. Tinh thần yêu nước của Ông Hai, của làng Chợ Dầu lúc nào cũng sáng ngời và kiên quyết.
Như vậy, với ngôn ngữ mộc mạc giản dị cùng những miêu tả nội tâm đặc sắc, nhà văn Nam Cao đã khắc họa thành công nhân vật Ông Hai, một người nông dân có tình thần yêu làng, yêu nước nồng nàn. Qua đó ta càng thêm tự hào về tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến. Cúng vì thế, truyện ngắn “Làng” vẫn luôn được coi là tác phẩm hay và ý nghĩa trong văn học Cách mạng. Nó không chỉ miêu tả chân thật cuộc sống thôn quê mà còn là nguồn cổ vũ động viên tinh thần kháng chiến của toàn dân.
Seen