Văn mẫu lớp 10

Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề bài: Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài làm

Có nhiều người vẫn luôn không ngừng cố gắng để bon chen, hơn thua với xã hội, để giành được những vinh hoa, danh lợi chốn thành đô. Nhưng bên cạnh đó, một số người lại thích ẩn mình với một cuộc sống ung dung tự tại nơi núi rừng, chẳng phải ganh đua, tỵ nạnh ai. Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện quan điểm sống hòa hợp với thiên nhiên cùng một tâm thế nhàn rỗi, ung dung, chẳng vướng bận chuyện thị phi.

Bài thơ được sáng tác khi trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm rời xa chốn quan trường hiểm ác về quê ở ẩn. Những vần thơ giản dị, mộc mạc vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh gần gũi, an nhiên.

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Một câu thơ  ngắn ngủi nhưng cũng đủ để gợi lên hình ảnh một lão nông khoan khoái bên cạnh những gì thân thuộc nhất chốn thôn quê thanh bình. Mai, cuốc, cần câu là những vật dụng quen thuộc của người nông dân. Đó cuộc sống thanh bình hằng ngày của họ. Nhà thơ dường như đã không còn mang dáng dấp của một vị quan oai nghiêm nữa, ông trở thành một lão nông đúng chất. Ta thấy được đằng sau những vần thơ ấy là hình ảnh một ông lão đang ung dung, tự tại ngồi bên bờ ao cùng chiếc cần câu nhẹ nhàng thả bóng trên mặt nước. Tư thế đó nhàn nhã và khoan khoái biết nhường nào. Cụm từ “thơ thẩn” diễn tả một tâm thế nhẹ nhàng, chậm dãi mặc cho ngoài kia người ta vẫn đang hồ hởi chạy đua theo sức hút của danh vọng. Ở chốn phồn hoa đô thị, có biết bao thú vui quyến rũ con người nhưng ông vẵn mẵ kệ, vẫn không mảy mảy để ý dù chỉ một chút. Những thú vui ấy dường như chỉ là những thứ vô bổ, phí thời gian và ông chẳng hề hứng thú. Mặc cho bao nhiêu người khao khát được tận hưởng nhưng Nguyễn Bỉnh Khiểm lại lựa chọn cho mình cuộc sống đạm bạc, có phần nhàm chán chốn thôn quê.

Xem thêm:  Giải thích và chứng minh rằng “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một công trình nghệ thuật thiên tài

phan tich bai tho nhan cua nguyen binh khiem - Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Phân tích bài thơ Nhàn

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn xôn xao

Nhà thơ tự nhận là mình “dại” khi lựa chọn việc trở về quê hương tận hưởng cuộc sống an nhàn. Bởi vì ngoài kia có biết bao người đang phải ganh đua nhau để có được một chức tước chốn quan trường còn ông lại từ bỏ không nuối tiếc. Tác giả đã sử dụng rất thành công hai cặp từ trái nghĩa “dại-khôn” và “vắng vẻ-xôn xao” để nói lên hai quan điểm, hai cách sống hoàn toàn khác xa nhau. Ông chê mình, khen người nhưng thực chất lại đang ngợi ca cuộc sống an nhàn của bản thân. Cuộc sống ung dung tự tại của ông là thứ mà biết bao người ao ước, mong chờ. Còn gì vui thích và thoải mái hơn khi được sống mà không phải lo nghĩ chuyện thị phi, được sống với những gì mình yêu, mình quý, chẳng cần quan tâm đến sự bon chen của xã hội. Ông lựa chọn việc sống ẩn dật, nhàn nhã nơi núi rừng để bảo vệ tâm hồn thanh cao, sáng ngời của mình. Chốn quan trường hiểm ác sẽ chỉ làm nhem nhuốc tâm hồn ông. Chỉ khi sống hào mình với đất trời, không toan tính thiệt hơn với đời ông mới giữu trọn phẩm chất ngời sáng của mình. Ông cho là mình “dại” nhưng lại đang đề cao cách sống ẩn dật của chính mình. Một câu thơ mang những hàm nghĩa sâu rộng, lớn lao.

Xem thêm:  Phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong hài “Bình Ngô đại cáo”

Ở khổ thơ sau, nhà thơ lại vẽ nên cuộc sống dân giã nên núi rừng.

Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Câu thơ lột tả hết được cuộc sống sinh hoạt thường ngày của lão nông Nguyễn Bình Khiêm. Ở chốn thôn quê, không có sơn hào hải vị hay những món ngon, sang trọng những nó lại đủ đầy những món ăn dân giã. Mùa nào thức nấy, bữa cơm luôn đầy ắp những món ăn tự cung tự cấp. Mùa thu, người nông dân có măng trức để ăn, mùa đông đến lại có món giá thanh mát, tốt cho sức khỏe. Những món ăn ấy không sánh được với sơn hào hải vị nhưng lại tươi ngon và mang đậm hương vị quê hương. Đặc biệt, câu thơ “xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” đã phác họa đầy đủ những nét thanh cao trong tâm hồn cũng như cuộc sống của nhà thơ. Con người sống hòa hợp với thiên nhiên, tận hưởng trọn vẹn những món quà mà thiên nhiên ban tặng. Tâm hồn và cốt cách của ông cao quý như những đóa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, một cuộc sống an nhàn đáng mong ước.

Hai câu thơ cuối thể hiện rõ ràng nhất quan điểm của nhà thơ.

Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Trong cuộc sống an nhàn tự tại của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm không hề tiếc nuối về cuộc sống sa hoa chốn hoàng cung. Với ông, lợi danh, vàng bạc chỉ là phù du không hề có ý nghĩa. Tất cả những thứ ấy chỉ là giấc chiêm bao, đến rồi biến mất không để lại một chút vương vấn. Tiền bạc cũng chỉ là những phù phiếm không đáng để ông quan tâm. Quan điểm và cách nghĩ ấy thật đáng khâm phục đến nhường nào. Ai cũng mong muốn mình được giàu sang và có quyền có chức nhưng nhà thơ lại không hề để ý đến, ông chỉ muốn được sống một cuộc đời không phải toan tính, bon chen vì những thứ không có ý nghĩa. Thiên nhiên, đất trời là thứ mà ông mong muốn được tận hưởng và hòa mình.

Xem thêm:  Soạn văn bài: Ôn tập về luận điểm

Như vậy, chỉ với tám câu thơ bảy chữ của bài thơ “Nhàn”, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại trong lòng bạn đọc một sự ngưỡng mộ và kính nể về quan niệm sống và cốt cách thanh cao của ông. Bài thơ với những hình ảnh gần gũi và ngôn ngữ thơ bình dị mãi để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc cũng như để lại sự kính nể sâu sắc dành cho tác giả, vị quan thanh liêm của nước nhà.

Seen