Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Đề bài: Phân tích bài thơ “” của

Bài làm

Đất nước, hai tiếng thân thương mà mỗi lần cất lên ai cũng phải nghẹn ngào và tràn ngập yêu. Đất nước là đề tài xuất hiện trong nhiều sáng tác của Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm.. Và Nguyễn Khoa Điềm với bài thơ “Đất nước” đã đưa ra một cái nhiều bao quát trên nhiều phương diện về hình ảnh đất nước hình chữ S thân yêu.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã đưa chúng ta trở về những năm tháng xa xôi, trở về cội nguồn dân tộc.

Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những câu chuyện ngày xửa ngày xưa

Mẹ thường hay kể

Đất nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Chẳng ai có thể định nghĩa chính xác được như thế nào thì gọi là Đất nước. Đất nước cũng chẳng phải là một cái gì đó xa xôi, cao vời mà nó là , là những gì thân quen nhất hằng ngày. Trong những câu chuyện hay những bài hát ru mẹ vẫn hay kể cho ta nghe ngày bé đã chất chứa hình ảnh đất nước. Trong miếng trầu bà ăn vẫn là một phong tục tập quán của đất nước. Tất cả những hình ảnh ấy, chẳng đâu xa khác mà nó là những thứ thân thuộc nhất trong cuộc đời mỗi người. Và đất nước cũng vậy, nó gần gũi, thân thương và quen thuộc lắm.

Xem thêm:  Bình giảng đoạn thơ sau trong bài "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm: "Đêm buông xuống dòng sông Đuống(...) Những chuyện muôn đời không nói năng”

phan tich bai tho dat nuoc cua nguyen khoa diem - Phân tích bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Phân tích bài thơ Đất Nước

Đất nước còn là những phong tục và những thói quen hằng ngày. Nó chứa chan trong tình yêu đôi lứa “muối mặn gừng cay”, trong những gian nan, vất vả để dựng nệ “cái kèo cái cột”, dựng nên ngôi nhà ấm êm. Đất nước có từ những ngày nhân dân ta biết trồng lúa lấy gạo. Mọi thứ, dù nhỏ bé và đơn sơ, nhưng nó đều mang bóng hình của đất nước.

Đất nước trong Nguyễn Khoa Điềm còn là những câu chuyện đã trường tồn cùng suốt một dài của lịch sử. Đất nước có từ trong câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trăm trứng

Đất nước cùng Thánh Gióng vác tre đánh đuổi giặc Ân, cùng gẩy lên khúc đàn cứu công chúa. Đât nước cũng có từ thời Vua Hùng và những ngày giỗ Tổ. Nhắc về những truyền thuyết, nhà thơ như nhắn nhủ với con cháu mai sau phải biết nhớ về cội nguồn, nhớ về công ơn của cha anh đã ngã xuống để chúng ta có được một cuộc sống ấm no, thanh bình như ngày hôm nay.

Đất nước, trải qua bốn nghìn năm lích sử với viết bao vất vả và hy sinh để gây dựng nên một nền độc lập. Để hôm nay “Đất là nơi anh đến trường. Nước là nơi em tắm. Đất nước là nơi ta hẹn hò”. Đất nước không xa lạ gì mà chỉ là những hành động trong cuộc sống đời thương, trong tình yêu đôi lứa cao đẹp, thiêng liêng. Đất nước gần gũi và thân thuộc với bất kì ai.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật người lái đò trong Người đò sông Đà của Nguyễn Tuân. So sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù) dể thấy chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của ông trước và sau Cách mạng tháng Tám

Đất nước đã trải qua gian khổ và đến bây giờ, chúng con, những sẽ phải gánh vác nhứng trọng trách lớn lao “Mai này con ta lớn lên. Con sẽ mang đất nước đi xa. Đến những tháng ngày mơ mộng”. Cha ông đã có công dựng nước và chúng ta phải dùng sức của mình để giữ nước và đưa đất nước phát triển hơn nữa. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là sự thể hiện rõ ràng nhất của tình yêu nước truyền thống của dân tộc.

Đất nước còn là những danh lam thắng cảnh, là những vùng miền trải dài muôn nơi. Đó là núi Vọng Phu và hòn Trống Mái nơi lưu giữ tình cảm vợ chồng thiết tha, mặn nồng. Là núi Bút, non Nghiên với sự miệt mài đèn sách để làm rạng danh Tổ quốc.. Tất cả những địa danh ấy đều mang trên mình hai chữ Đất nước thiêng liêng, cao cả.

Đất nước còn là sự chiến đấu và hy sinh của những con người thầm lặng, “Họ đã sống và chết. Giản dị và bình tâm. Không ai nhớ mặt đặt tên. Nhưng họ đã làm ra đất nước”. Những công lao to lớn của biết bao con người vô danh đã ngã xuống để gây dựng lên đất nước. Tất cả đều mang trong mình tình yêu và sự hy sinh quên mình vì Tổ quốc. Đó là những tấm gương sáng, là truyền thông đáng tự hào của dân tộc. Đất nước là của nhân dân, của cộng đồng và của tất cả mọi người.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về bốn câu thơ cuối bài “Tây tiến” của Quang Dũng: "Tây Tiến người đi không hẹn ước (...) chẳng về xuôi"

Đất nước là tinh thần đoàn kết và sự sẵn sàng hiến dâng.

Ôi sông núi nghi ngàn dặm đất

Có nghe tiếng chúng con: xin có mặt

Nguyện làm người xung kích của quê hương

Đây tiếng hát chúng con:

Tiếng hát xuống đường

Đất nước không phải của riêng ai, không phải của tôi, cũng không phải của anh. Đất nước là của chúng ta, là hiền của muôn vạn đứa con. Và chúng con, sống trong sự bao bọc, chở che của đất nước sẽ luôn sẵn sàng có mặt khi “mẹ” cần. Tinh thần đoàn kết, đồng lòng sẽ là sức mạnh để nâng bước chúng con trên xây dựng và bảo vệ quê hương.

Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm là tiếng hát đầy cảm xúc về Đất nước. Đất nước là tất cả những gì thân thuộc của đời sống, là cội nguồn, là xóm làng và tình yêu. Chúng ta sống trong đất nước nên phải có tình yêu dành cho đất nước. Bài thơ sẽ là tiếng lòng của những đứa con nguyện dâng lên người Mẹ Việt Nam với những tình cảm chân thành và thiết tha nhất.

Seen