Văn mẫu lớp 7

Phân tích bài thơ Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương

Đề bài: Phân tích bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Bài làm

Hồ Xuân Hương, một cái tên quen thuộc trong Trung đại Việt Nam. Thơ bà là tiếng nói và là nõi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Được mệnh danh là bà chua thơ Nôm, các sáng tác bằng thơ của bà luôn được bạn đọc đón nhận bằng một tình cảm thiết tha. Nói về số phận của người phụ nữ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một sáng tác hay và đầy ý nghĩa.

Bốn câu thơ chữ Nôm vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh chiếc bánh trôi tròn trịa, trắng ngần.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Bánh trôi nước có lẽ không còn xa lạ gì với chúng ta. Hồ Xuân Hương viết bài thơ  như để vịnh món ăn thơm ngon của dân tộc. Những chiếc bánh trôi được làm từ bột nếp, tròn trịa, trắng ngần. Người ta nấu sôi nước rồi thả bánh vào. Ban đầu, bánh chìm ở dưới rồi dần dần nổi lên. Khi bánh nổi có nghĩa là bánh đã chín và có thể lấy ra để thưởng thức.

phan tich bai tho banh troi nuoc cua ho xuan huong - Phân tích bài thơ Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương

Phân tích bài thơ Bánh trôi nước

Bánh được vo bằng bàn tay của nên hình dáng của nó đều phụ thuộc vào tay người nặn. Người mới làm thì sẽ khó có thể nặn được những chiếc bánh tròn, ngon. Người có kinh nghiệm sẽ cho ra những chiếc bánh tròn đều tăm tắp. Bánh đẹp hay không, bắt mắt hay không tất cả đều phụ thuộc vào bàn tay của . Thế nhưng, dù tròn, dù méo thì bánh vẫn giữ được hương vị đặc trưng vốn có của mình. Sự dẻo ngon từ bột nếp cộng thêm vị ngọt của nhân đường luôn là một điều tuyệt vời dành cho khẩu vị người thưởng thức. Bánh trôi, qua bài thơ của Hồ Xuân Hương mà trở nên nổi tiếng hơn.

Xem thêm:  Một số thanh niên hiện nay vẫn cho rằng: “Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc”. Hãy dùng lập luận bác bỏ để phản bác tư tưởng đó

Thế nhưng, nữ nhà thơ sáng tác nên bài thơ không chỉ mang ý nghĩa vịnh một món ăn dân tộc mà ẩn đằng sau mỗi câu mỗi chữ là những giá trị và ý nghĩa vô cùng nhân văn. Chiếc bánh trôi trong thơ Hồ Xuân Hương là hình ảnh tượng trưng cho người phụ nữ tròng xã hội phong kiến.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Đây là câu thơ miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ. Những cô gái có thân hình đầy đặn, đáng yêu cùng nước da tắng hồng bắt mắt. Họ là những người phụ nữ xinh đẹp, trẻ trung và mang đầy nét nữ tính đáng yêu. Người phụ nữ chân yếu tay mềm, xinh đpẹ dịu dàng sinh ra là để được yêu thương, quan tâm và chăm sóc dưới bàn tay của cánh đàn ông. Thế nhưng, người phụ nữ trong xã hội phong kiến lại không nhận được sự chở che và bảo vệ ấy. Cuộc đời họ là chuỗi ngày long đong, lận đận giữa sự rộng lớn của nhân gian.

Bảy nổi ba chìm với nước non

Số phận của người phụ nữ luôn luôn chìm nổi trước vòng quay của cuộc đời. Họ không được hưởng một an yên, hạnh phúc mà luôn gặp phải những khó khăn, sóng gió và trắc trở. Số phận bất hạnh lúc nổi lúc chìm là những gì mà chế độ phong kiến dành cho những người phụ nữ xinh đẹp, dịu hiền.

Xem thêm:  Cảm nhận về bức thư của người bố gửi con trai mình

Số phận của họ chưa bao giờ họ được tự do chọn lựa mà nó phụ thuộc vào bàn tay sắp đặt của xã hội.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Sướng hay khổ, giàu hay nghèo, hèn hay sang, người phụ nữ không có quyền lựa chọn. Xã hội sẽ sắp đặt tất cả và họ buộc phải chấp nhận chúng. Thế nhưng, dù sóng gió đến đâu người phụ nữ vẫn giữ được những phẩm hạnh tốt đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Tấm lòng nhân hậu, dịu hiền, sự trong trắng, sắt son là những gì cao quý nhất của người phụ nữ. Dù xã hội có tối tăm đến đâu, có vùi dập họ đến đâu thì họ vẫn giữu cho mình nét đẹp vốn có ấy. Người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường luôn mang trong mình phẩm chất tốt đẹp tự hào.

Bài thơ “Bánh trôi nước” chỉ với bốn câu thơ ngăn ngủi nhưng cũng đã làm toát lên được những đức tính cao đẹp của người phụ nữ. Qua đó, nhà thơ còn muốn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đen tối đã cướp đi quyền tự do, cướp đi hạnh phúc của những người phụ nữ nhỏ bé, bất hạnh.

Seen