Văn mẫu lớp 12

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng

Đề bài: của em về bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ

Bài làm

là hiện thực, nó phản ánh những gì trần trụi và chân thực nhất của đời sống mà không phải bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể làm được điều đó. Nhờ những sáng tác mà chúng ta mới có những cái nhìn khách quan nhất về . Qua văn học, ta bắt gặp hình ảnh những người lính cụ Hồ gan dạ, . Các anh chính là người đã mang đến cho ta yên bình, ấm no. Một trong những sáng tác hay viết về người lính phải kể đến bài thơ “Tây Tiến” của tác giả Quang Dũng. Một tác phẩm nhận được sự yêu thích của đông đảo bạn đọc.

Nhan đề bài thơ được lấy từ tên một đơn vị bộ đội có thực trong kháng chiến. Tây Tiến là một đơn vị hoạt động ở địa bàn biên giới các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình. Nhiệm vụ của đoàn quân là phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ vùng biên giới trọng điểm của hai quốc gia. Quang Dũng là một người lính trong đơn vị ấy. Năm 1948, anh chuyển đơn vị công tác. Nỗi nhớ về đồng đội, nhớ về núi núi rừng đã giúp nhà thơ viết nên những vần thơ chân thực mà dạt dào cảm xúc.

cam nhan ve bai tho tay tien cua tac gia quang dung - Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến

Xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ da diết về những chẳng thể nào quên.

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Xa đoàn quân Tây Tiến, Quang Dũng không thể nào nguôi được nỗi nhớ về đồng đội cũ. Một chữ “ơi” ở cuối câu cáng làng cho nhịp thơ thêm da diết, nhẹ nhàng. Nó như một lời gọi thân thiết của những người bạn. Nhà thơ đang nhớ, đang gọi núi rừng, gọi lại những kí ức một thời gắn bó. Nỗi nhớ ấy cứ cồn cào và rực cháy trong lòng tác giả. Nỗi nhớ “chơi vơi” là nỗi nhớ không định hình được. Nó vừa có chiều dài vừa có chiều sâu. Nỗi nhớ ấy như lan tỏa khắp núi rừng, bật lên thành tiếng gọi thiết tha, soáy sâu vào lòng người.

Xem thêm:  Soạn văn bài: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Nguyễn Ái Quốc

Nhớ về Tây Tiến, nhớ dòng sông Mã hiền hòa uốn lượn, bao kí ức về một thời hành quân gian khổ lại hiện về.

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Hàng loạt từ láy được dùng để nói về những khó khăn, trắc trở của đường hành quân. “Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút” đều cho ta được độ cao cũng như sự không bằng phẳng của dọc biên giới. Một câu thơ bảy chữ mà có tận hai chữ “dốc” đủ để thấy nguy hiểm và khó khăn đến thế nào. Dốc này chưa leo hết lại đến dốc kia. Chúng nối tiếp nhau lên đến tận tầng mây. Để rồi, khẩu súng mà các anh vác trên vai có thể chạm đến bầu trời xanh vời vợi. mà các anh đi gian khó và mệt nhọc biết nhường nào. Đến nỗi, có những người đã mệt nhoài và dường như không thể tiếp tục.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Các anh gục xuống nghỉ ngơi để lấy sức tiếp tục hành quân hay là các anh đã bỏ mạng bên khẩu súng, nơi núi rừng hoang vu, heo hút. Có lẽ là có tấ cả, cả sự mệt nhọc và cả cái chết thương tâm.

Khó khăn là vậy, gian khổ là vậy nhưng những người lính trẻ của đoàn binh Tây Tiến vẫn giữ được sự tươi trẻ và mộng mơ của những chàng trai đôi mươi.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Chiều tối (trích Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh)

Doanh trại bùng lên ngọn đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

….

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Những nhọc nhằn, hiểm nguy của một ngày hành quân cực nhọc đã được xua tan đi bởi tiếng kèn, ngọn đuốc sáng bừng trong những đêm văn nghệ. Các anh nô đùa, cười nói vui vẻ trong tà áo xiêm giả làm con gái. Có lẽ đây là cách để các anh quên đi nhọc nhằn và hòa mình vào niềm vui, tiếng hát. Tâm hồn của người lính, dù ở hoàn cảnh nào cũng vẫn lạc quan và tươi trẻ.

Nhớ về Tây Tiến, nhớ về đồng đội, nhà thơ lại nhớ về cuộc sống cơ cực, thiếu thốn nơi chiến trường.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Thoạt đầu ta sẽ thấy sợ về hình ảnh đoàn binh không mọc tóc. Nhưng đằng sau đó lại là biết bao nỗi đau và tủi hờn của người lính. Sống ở rừng, các anh đã trải qua biết bao cơn sốt rét rừng. Trong điều kiện chiến tranh vô cùng thiếu thốn, các anh không có thuốc để uống bởi vậy nên tóc cũng không thể nào mà chống cự được. Chúng rụng dần và cuối cùng chẳng còn sợi nào nữa. Cùng vì thiếu thốn nên các anh ăn không đủ no, ai cũng xanh xao gầy guộc. Màu xanh của da hay là màu xanh của lá ngụy trang cũng đều là những hình ảnh đáng thương nhưng đầy kiêu hãnh của người lính. Màu xanh ấy đã giúp các anh hòa mình vào núi rừng để tấn công giặc.

Xem thêm:  Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà (Tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân)

Chiến tranh thì không thể tránh khỏi những nỗi đau và mất mát. Nỗi nhớ của Quang Dũng như chứa chan đầy nước mắt.

Rải rác biên cương mồ viễn sứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Các anh đã sống, đã cống hiến cả thân mình vì sự nghiệp dành lại độc lập cho dân tộc. Có những người đã ngã xuống không tên không tuổi. Họ đã tự nguyện hiến dâng thân mình mà chẳng hề nuối tiếc. Những người lính ấy đã sống và chiến đấu hết mình vì lí tưởng cao đẹp. Sự ra đi của họ đau đớn đến nỗi ngay cả thiên nhiên cũng phải tiếc thương “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Như vậy, bài thơ “Tây Tiến” không chỉ là tiếng lòng của nhà thơ nhớ về đồng đội, nhớ về chiến trường xưa mà qua đó nó còn dựng lại cho chúng ta những hình ảnh chân thực nhất về đoàn quân Tây Tiến oai hùng. Để từ đó ta càng thêm biết ơn và tự hào về các anh, những anh hùng vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Seen