Văn mẫu lớp 10

Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Đề bài: về bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi

Bài làm

Mùa hè là mùa của sự sinh trưởng và phát triển. Cây cối được ánh nắng chiếu rọi cùng những rào hối hả mà trở nên xanh tốt. Những bông hoa cũng rộn ràng đua nhau khoe sắc. Cảnh sắc màu hè nhờ thế mà rực rỡ và tràn đầy sức sống. Đắm mình trong vẻ đẹp vô tận của thiên nhiên, Nguyễn Trãi đã có những quan sát tinh tế mà viết nên bài thơ “Cảnh ngày hè” tuyệt hay. Bài thơ không chỉ miêu sắc thiên nhiên mà còn lồng vào trong đó biết bao tâm tư, tình cảm của tác giả.

Mở đầu bài thơ là phong thái ung dung, tự tại của một vị quan anh minh lỗi lạc, chọn ẩn mình về nơi đồng quê .

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Có lẽ Nguyễn Trãi sáng tác bài thơ khi đã về ở ẩn tại quê nhà. Ông khao khát muốn được đem trí tuệ và tấm lòng của mình để giúp nước, giúp dân nhưng lại không gặp thời. , loạn lạc, những tranh giành chốn quan trường là điều làm ông chán ngán và buộc phải về quê để giữ cho tâm hồn mình được thanh sạch. Nguyễn Trãi cũng giống như Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “Nhàn” và nhiều vị quan khác lựa chọn ở ẩn để sống một an nhàn, đạm bạc. Cũng vì lựa chọn ấy mà ông có nhiều thơi gian để tận hưởng hết vẻ đẹp của thiên nhiên. Những “ngày trường” ông thong thả ngồi dưới bóng mát ngắm trời xanh bao la, không còn phải vường bận chuyện binh đao, quyền hành. Với thời gian nhàn rỗi và tự do ấy, nhà thơ đã quan sát được hết những vẻ đẹp của đất trời ngày hè.

Xem thêm:  Cảm hứng độc lập dân tộc và tương lai đất nước trong “Bình Ngô đại cáo”

cam nhan ve bai tho canh ngay he cua nguyen trai - Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Cảm nhận về bài thơ Cảnh Ngày Hè

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Hòe, thạch lựu và là những đặc sản đặc trưng của mùa hè mà những mùa khác không thể nhầm lẫn. Mùa hè đem đến sức sống căng tràn cho vạn vật. Cây cối trở nên xanh tốt, cành lá xum xuê. Tán cây hòe cứ vươn dài mãi, rậm rạp và soi bóng xuống mặt đất. Dưới gốc cây, vị quan già ngồi hóng mát và ngắm nhìn thiên nhiên, non sông đất nước. Xen kẽ nững tán hòe rậm rạp, xanh rì là màu đỏ rực rỡ của những chùm thạch lựu. Một chữ “phun” cũng đủ để gợi lên sức sống mạnh mẽ, tràn đầy như thế nào. Màu đỏ của lựu rực cháy cả bầu trời. Có lẽ, giờ đã là cuối hạ nên không còn ngào ngạt như trước nữa. Gió đã cuốn đi hương thơm chỉ để lại chút thoang thoảng nhẹ nhàng. Hương hoa nhè nhẹ ấy len lỏi vào khắp không gian, đưa vào cánh mũi người thi sĩ làm cho đê mê trước hưởng sắc của đất trời. Một bức tranh mùa hè có cả hương cả sắc, xinh đẹp vô cùng. Phải yêu thiên nhiên nhiều thế nào thì nhà thơ mới có thể đắm chìm mà quan sát được những hương vị ấy. Ông đã dành cả tâm hồn mình để hòa nhịp vào với thiên nhiên.

Xem thêm:  Bình luận bài “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh

Sau bức tranh mùa hè, Nguyễn Trãi đưa ánh mắt sang quan sát nhịp sống của con người.

chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Chợ là hình ảnh biểu trưng cho sự ấm no, đủ đầy của cuộc sống con người. KHi đất nước thái bình, nhân dân sẽ không còn phải lo lắng chuyện binh đao, khói lửa mà chuyên tâm vào làm ăn, sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tiếng con người lao xao chợ cá là ước mong của những vị quan thanh liêm. Họ mong ước cho đất nước được thái bình, nhân dân được sống cuộc đời ấm no, hạnh phúc. Tiếng con người hòa cùng tiếng ve của những ngày hè làm cho không khí thêm phần náo nhiệt, tươi vui. Niềm vui của bậc hiền triết cũng chỉ mong ước như vậy là đủ.

Hai câu thơ cuối của bài thơ, Nguyễn Trãi đã bộc lộ một cách rõ ràng về tâm tư và suy nghĩ của bản thân mình.

Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phươn

Ở đây, Ngu cầm là một điển tích điển cố mang ý nghĩa rất quan trọng. Đó là câu chuyện dưới thời vua Nghiêu, vua Thuấn, đất nước cực kì thái bình, vua Thuấn đã gảy khúc đàn Nam phong để ngợi ca công sức của nhân dân, ngợi ca tinh thần hăng ây sản xuất đã mang đến một cuộc sống ấm no. Nguyễn Trãi mong ước được gãy lên khúc đàn ấy bởi nó là biểu tương cho đời sống hưng thinh của đất nước. Tâm nguyện của ông, khao khát của ông đã được gói gọn trong hai câu thơ mười bốn chữ này. Đối với ông, ước nguyện được ra làm quan không phải vì vinh hoa phú quý, cũng không phải vì danh tiếng hay quyền chức mà ông chỉ ước ao được đem tài trí và công sức của mình để mang lại cho nhân dân một cuộc sống đáng mơ ước. Lý tưởng ấy, ước vọng ấy thật đáng khâm phục và ngợi ca.

Xem thêm:  Phân tích truyện “Tấm Cám”

Như vậy, bài thơ “Cảnh ngày hè” không chỉ vẽ nên bức tranh màu hè tươi đẹp mà nó còn là tiếng lòng của tác giả. Những tâm nguyện của ông đối với đất nước, đối với nhân dân sẽ luôn được mọi người nhớ đến bằng một sự kính trọng và nể phục.

Seen