Văn mẫu lớp 10

Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi

Bài làm

Nguyễn Trãi không chỉ là một vị quan lỗi lạc mà ông còn là một nhà thơ nổi tiếng. Các sáng tác của ông vừa nêu cao tình yêu quê hương đất nước  vừa làm nổi bật tình yêu đối với thiên nhiên vô tận. Trong những tháng ngày ở Côn Sơn, ông đã sáng tác nên rất nhiều bài thơ hay. Trong đó, “Cảnh ngày hè” không chỉ là bài thơ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà nói còn nói lên tấm lòng và những suy tư của tác giả.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi đã mở ra một bức tranh cảnh ngày hè vô cùng rực rỡ và đầy sắc màu.

Rồi hóng mát thưở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp dương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Ngay từ câu thơ đầu tiên, ta đã cảm nhận được một phong thái ung dung, nhàn rỗi. Có lẽ, Nguyễn Trãi sáng tác bài thơ này khi đã từ quan về ở ẩn. Cũng bởi vì thế, ông mới có nhiều thời gian để tận hưởng thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên suốt những ‘ngày trường” đằng đẵng. Đến lúc này, những nỗi lo nặng nhọc, những tính toan chốn quan trường đã tiêu tan. Chúng được thay thế bởi một tâm hồn vô tư, phóng khoáng. Nhà thơ có đủ thời gian để quên đi mọi lo toan mà hòa mình vào với thiên nhiên. Ung dung, tự tại ngắm nhìn thiên nhiên. Lựa chọn về quê ở ẩn của Nguyễn Trãi cũng giống như những gì mà Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện qua bài thơ ‘Nhàn”. Đó là một cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của những bậc hiền triết lỗi lạc.

Xem thêm:  Cảm nhận của em sau khi đọc bài phóng sự "Nghệ thuật băm thịt gà" trích trong "Việc làng" của Ngô Tất Tố

cam nhan cua em ve bai tho canh ngay he cua nguyen trai - Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi

Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè

Thả hồn vào thiên nhiên, nhà thơ đã quan sát được biết bao vẻ đẹp đặc sắc của ngày hè. Những cây hòe nhờ có mưa, có gió đã vươn lên cao lớn. Chúng tỏa bóng mát ra một khoảng không gian rộng rãi để con người có thể ngồi dưới thoải mái nhìn ngắm thiên nhiên. Bóng cây hòe còn tưới dòng nước mát lành vào lòng người để họ có thể quên đi tất cả bộn bề cuộc sống, an nhiên tận hưởng không gian vô tận của đất trời. Rồi quanh đây, những cây lựu đang đua nhau khoe sắc. Chúng nở ra những bộng hoa đỏ rực như thiêu cháy cả mùa hè. Màu sắc ấy, cộng thêm chút ánh vàng chói chang của mặt trời càng thêm rực rỡ. Bởi thế nên người ta vẫn gọi mùa hè là mùa của sự sinh sôi nảy nở, mùa của sự phát triển không ngừng. Dưới những hồ nước trong xanh, nhà thơ quan sát được những bông hoa sen to tròn đẹp đẽ. Có lẽ, đã vào cuối hè nên mùi hương bớt đi sự ngào ngạt, mê đắm. Hương thơm thoang thoảng đi theo làn gió rưới vào cả không gian. Màu xanh của tán hòe, màu đỏ của họa lựu cộng thêm hương thơm nhè nhẹ của hoa sen đã làm nên một tranh hè tuyệt đẹp, có cả hương cả sắc. Bức tranh ấy như là món quà tuyệt vời mà thiên nhiên muốn ban tặng cho vị quan già anh minh nhưng lại không gặp thời.

Xem thêm:  Về bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa”.

Sau những câu thơ miêu tả thiên nhiên, nhà thơ đưa ta về với cuộc sống đơn sơ của con người.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Ở hai câu thơ này, ta bắt gặp âm thanh xôn xao của con người trong những ngày hè rực rỡ. “Chợ” là hình ảnh tượng trưng cho sự ấm no, đủ đầy của nhân dân. Bởi lẽ, khi đất nước thái bình con người mới có được cơ hội để sống một cuộc sống yên ổn. Chợ búa là nơi họ trao đổi, buôn bán hàng háo, thức ăn. Chợ đông vui nhộn nhịp là niềm vui của nhân dân. Còn khi có chiến tranh, loạn lạc, chợ cũng atn nát và trở thành chiến trường. Âm thanh lao xao của chợ, tiếng ve rộn ràng là biểu hiện sự ấm no của một làng quê thanh bình,. Đây chính là ước mơ mà nhà thơ vẫn luôn khao khát có thể mang đến cho nhân dân, cho đất nước. Tiếc rằng, ước muốn ấy không gặp thời, không thực hiện được và nó vẫn là những nuối tiếc và là ước mơ vẫn còn dang dở.

Hai câu thơ cuối của bài thơ “Cảnh ngày hè” là nỗi niềm tâm sự mà nhà thơ muốn thể hiện.

Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương

Ở đây ta bắt gặp một điển tích điển cố. Đó là hình ảnh cây “Ngu cầm” mà trong nhân dan vẫn luôn truyền tụng. Ngu cầm là cây đàn mà thời vua Nghiêu, vua Thuấn, đất nước thái bình, thịnh trị, vua Thuấn có đàn một khúc “Nam phong” để ca ngợi sự giàu đủ của nhân dân. Tiếng đàn ấy đã trở thành biểu tượng của sự ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi muốn mượn cây Ngu cầm đê nói lên mong ước của mình. Ông luôn khao khát có thể đem tài năng và trí tuệ của mình để giúp vua dựng xây đất nước, mang đến cho nhân dân một xã hội thái bình để họ có thể yên tâm mà chăm lo sản xuất, làm giàu cho cuộc sống. Ưóc mơ ấy nói lên tấm lòng nhân hậu và vĩ đại của nhà thơ.

Xem thêm:  Soạn văn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên

Bài thơ “Cảnh ngày hè” không chỉ vẽ lên bức tranh mùa hè rực rỡ sắc màu, âm thanh mà nó còn là tiếng lòng của tác giả. Lòng yêu nước, thương dân và lí tưởng cao đẹp của ông mãi được ngợi ca trong lòng bạn đọc mai sau.

Seen