Văn mẫu lớp 10

Cảm nhận bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài làm

Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ chỉ là một vị quan lỗi lạc mà ông còn là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ông mang đậm những triết lí về cuộc đời đồng thời cũng bày tỏ quan điểm cá nhân sâu sắc. Sauk hi từ quan về quê ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có một cuộc sống thanh bình, dân giã. Điều này được thể hiện khá rõ qua bài thơ “Nhàn” với những vần thơ nhẹ nhàng, chân chất.

Mở đầu tác phẩm, nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh không thể “nhàn” hơn.

Một xẻng, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Có lẽ, xẻng, cuốc, cần câu là những thứ đã không còn xa lạ gì đối với cuộc sống ở chốn thôn quê. Đó là những dụng cụ thường ngày không  thể thiếu và rất cần thiết với những người nông dân. Xẻng, cuốc dùng để cày bới đất đai đem đến cánh đồng lúa vàng ươm nặng hạt và những khu vườn xanh rì đủ loại rau trái. Rồi những buổi chiều rãnh rỗi, ta lại ngồi dọc bờ ao cùng chiếc cần câu ung dung thả mồi. Cuộc sống ấy yên bình và tão nhã biết nhường nào. Hai câu thơ ấy như vẻ lên hình ảnh một lão nông dân đang ung dung buông cần câu mà quên đi sự đời. Từ láy “thơ thẩn” như làm nổi bật lên dáng ngồi và phong thái của một lão nông trong buổi xế chiều. Nguyển Bỉnh Khiêm lựa chọn cuộc sống dân giã chốn thôn quê mặc cho ngoài kia biết bao người vẫn đắm chìm trong những thú vui chơi loạn lạc.

Xem thêm:  Những mối tình dang dở qua ca dao

cam nhan bai tho nhan cua nguyen binh khiem - Cảm nhận bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Cảm nhận về bài thơ Nhàn

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

Hai câu thơ với hai cặp từ trái nghĩa đầy ấn tượng. “Dại-khôn”, “vắng vẻ-lao xao” vẽ nên những  khung cảnh hoàn toàn đối lập nhau. Tác giả tự nhận mình là một kẻ “dại” vì đã lựa chọn cuộc sống buồn tẻ nơi thôn quê mà xa dời chốn thị  thành đông vui, tấp nập. Ông chọn nơi đồng quê với xẻng với cuốc thay vì binh đao chốn quan trường. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận mình là dại nhưng thực chất lại đang ca ngợi và tung hô cuộc sống vốn buồn tẻ ấy. Có biết bao người mơ ước được sống một cuộc đời bình yên, lặng lẽ nhưng đâu có được. Nhà thơ đã lựa chọn một hướng đi đúng đắn cho mình giữa cái xã hội đầy bất công và thối nát ấy. Đó không phải là rũ bỏ trách nhiệm với vua tôi, với đất nước mà nó là con đường để giữ cho tâm hồn mình được trong sạch. Chỉ có ẩn mình về chốn vắng vẻ thì vị quan thanh liêm mới giữ được lối sống tao nhã và tâm hồn trong sạch của mình. Đằng sau tự “dại” ấy là biết bao sự  ngưỡng mộ và than phục của người khác.

Cuộc sống nhàn nhã, ung dung cứ thế trôi qua trong bình yên và tao nhã.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Cuộc sống ở chốn thôn quê tuy không có sơn hào hải vị thơm ngon, quý giá chốn thị thành nhưng nó lại đủ đầy những món ăn mang đậm hương vị quê hương. Mùa nào thức nấy, bữa cơm bao giờ cũng gần gũi với thiên nhiên và vói chính cuộc sống. Mùa thu ăn măng trúc hái lượm trên rừng, mùa đông đến lại có món giá đỗ thanh mát tự tay ươm mầm. Thức ăn không cao sang nhưng lúc nào cũng tươi ngon và sạch sẽ. Rồi những buổi trưa mùa xuân, tác giả sẽ đắm mình trong làn nước mát lành của hồ sen. Vài nét bút cũng đã phác họa lên cuộc sống nhàn hạ đầy mơ ước. Hình ảnh hồ sen càng tô thêm cho sự thanh tao của cuộc sống chốn quê nhà.Mọi sinh hoạt thường ngày đều gắn liền với thiên nhiên. Con người và thiên nhiên hòa hợp, trong xanh, mát lành. Cuộc sống ấy làm cho tâm hồn con người cũng nhẹ nhàng và thanh thoát.

Xem thêm:  Tả quả cam em từng biết

Đến phần kết của bài thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khẳng định quan niệm sống cao quý của mình.

Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Tận hưởng một cuộc sống thanh bình là ước mong và cũng là lí tưởng sống cao đẹp của tác giả. Những li rượu để ông nhâm nhi ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên, để tâm hồn say đắm cùng vẻ đẹp và hương sắc của đất trời. Cuộc sống ấy mới là cuộc sống đáng mơ ước chứ không phải là sự giàu sang, đô hội chốn thành thị. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông chỉ cần một cuộc đời nhàn nhã, ung dung thay vì sự bon chen, đố kị chốn quan trường. Ông ra làm quan là muốn đem trí tuệ của mình giúp ích cho đất nước, cho nhân dân chứ không phải vì sự giàu sang của tiền tài, danh vọng. Đối với ông, tiền tài, phú quý cũng chỉ như giấc chiêm bao không hề có ý nghĩa gì. Giấc chiêm bao ấy đến rồi cũng sẽ lại ra đi, nó cũng như tiền bạc, phú quý chẳng hề có giá trị gì đối với vị quan lỗi lạc của dân tộc. Đây là triết lí sống, là tư tưởng mà ai cũng ngưỡng mộ và khâm phục.

Bài thơ “Nhàn” là một bài thơ xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua bài thơ, ta càng hiểu thêm về cốt cách thanh cao của tác giả để từ đó càng thêm yêu mến và kính trọng đối với một vị hiền tài của dân tộc.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Cảm nhận của anh (chị) về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ trên

Seen